Sâm Ngọc Linh được giới y khoa đánh giá là loại sâm tốt nhất thế giới và được coi là “thần dược” tăng cường sức khỏe, hỗ trợ phòng chống và trị bệnh. Bởi những giá trị quý báu, nhu cầu sử dụng sâm Ngọc Linh ngày càng tăng cao nên người tiêu dùng cần nắm rõ những tiêu chí để phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả.
Sâm Ngọc Linh là gì?
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis, cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae)
Sâm Ngọc Linh được ví như “thần dược”, còn được biết đến với tên gọi là sâm Việt Nam, Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay một số nơi gọi với tên cây thuốc giấu,…
Đặc điểm của cây sâm Ngọc Linh
Cây sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân 4 – 8mm. Thân rễ có đường kính 1 – 2cm, mọc bò ngang trên hoặc dưới mặt đất từ 1 – 3cm, mang nhiều rễ nhánh và củ.
Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm. Tuy nhiên, sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá.
Cuống lá kép dài 6 – 12mm, mang 5 hoặc 7 lá chét. Lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12 – 15cm, rộng 3 – 4cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
Các loại thực vật được phát hiện dùng để làm giả sâm Ngọc Linh
Loại giả thứ nhất: Đây là loại giả cao cấp nhất, sử dụng một giống sâm có ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, cùng chi nhân sâm. Qua xét nghiệm DNA, có thể đây là một loại sâm mới, chưa từng công bố ở Việt Nam. Nếu mua phải loại này, người tiêu dùng vẫn khá may mắn vì cũng có lợi cho sức khỏe và không gây độc hại gì.
Loại sâm giả thứ 2: Được lấy từ củ Tam thất hoang. Mặc dù cùng thuộc chi nhân sâm nhưng tam thất hoang có giá trị kém hơn so với loại giả 1A ở trên. Tam thất hoang có ngoại hình tương đối giống với sâm Ngọc Linh. Củ tam thất hoang có hình dáng dài hơn sâm Ngọc Linh, trên thân có chứa nhiều mắt nằm về một phía.
Loại giả thứ 3: Được lấy từ củ ráy. Loại này thường mọc phổ biến ở vùng núi, nơi có khí hậu nóng ẩm. Cây ráy có hình dạng khá giống cây khoai môn, phần thân mỏng mềm, lá có dạng hình trái tim hơi dài, cao từ 30cm đến 1,5m. Rễ củ ráy dài, có nhiều đốt ngắn, có hình dạng tương đối giống nên cũng được sử dụng để làm giả sâm Ngọc Linh.
Cách nhận biết sâm Ngọc Linh thật và giả
Loại dược liệu này thân rễ thường có nhiều đốt, cong ngoằn ngoèo. Mặt ngoài thường có màu nâu hay màu vàng xám, có những vết nhăn dọc, mảnh; trên thân nổi rõ những vết vân ngang chia phần thân rễ thành nhiều đốt.
Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên thường cứng, chắc, giòn có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng, hậu vị ngọt. Ngoài phần thân và củ, lá sâm Ngọc Linh cũng được sử dụng tương tự một dược liệu chữa bệnh.
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua mùi vị
Mùi vị | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Vị đắng gắt nhưng càng ăn (sau 10 – 15 phút) sẽ thấy vị ngọt thanh, ngọt hậu sâu. Sâm bùi, mang hương thơm đặc trưng. | Khi ăn thấy sồn sột, dai, nhiều xơ. Khi nhai không có cảm giác giòn, không có vị đắng mà vị ngái. Ăn xong thấy nóng, rát cổ. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua vỏ sâm
Vỏ sâm | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
– Vỏ mỏng và nhẵn, không xù xì. Khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. – Khi cắt lát, vỏ bên ngoài màu vàng nâu thì bên trong thường có màu vàng, lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. – Sâm có vỏ ngoài màu xanh xám thường ruột có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím. | – Thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống màu da tê giác. – Sâm giả khi cắt lát nhìn trắng hếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua lớp da cáy
Lớp da cáy | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Bề mặt sâm, đặc biệt là lớp vỏ phần thân và củ cái sâm có một lớp da cáy như lớp vỏ cây tràm khô lâu năm bao bọc ở bên ngoài. | Không có lớp da cáy. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật qua lá cây
Lá sâm | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Sâm thật có từ 3 – 5 lá nhỏ, mỏng và mềm. Lá có răng cưa nhỏ và đều. | Lá sâm giả từ cây tam thất có lá to, dày, sẫm màu. Lá có răng cưa sâu. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua đốt sâm
Đốt sâm | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Sâm Ngọc Linh thật mỗi năm phát triển 1 đốt. Khi lá sâm tàn, để lại một vết lõm trên thân, gọi là mắt sâm. Các đốt sâm nhiều năm tuổi thường biến dạng, tạo thành các lớp ngấn trên thân. Các bước đốt cách nhau rõ ràng, xếp so le. | Sâm giả có cấu trúc khá giống sâm Ngọc Linh nhưng cũng có những điểm khác biệt. Mắt sâm giả có hình tròn, lõm sâu, mắt mọc thẳng hàng. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua cành sâm
Cành sâm | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Sâm Ngọc Linh thật có cành nhỏ vươn cao, rất cứng, cành dai, nhiều xơ khó đứt. | Sâm giả có cành to nhưng mềm, dễ bẻ gãy. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả bằng cách cầm trên tay
Cảm giác khi cầm trên tay | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Sâm thật cầm rất chắc tay, nhìn củ bé nhưng cân nặng. | Sâm giả cầm xốp tay. Nhìn to nhưng cân nhẹ. |
Nhận biết sâm Ngọc Linh thật giả qua điểm thắt
Điểm thắt | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Sâm nhiều năm tuổi sẽ có điểm thắt, mọc không đều, củ gầy, rong rêu thân sần sùi. | Sâm giả thường không có điểm thắt, nhìn củ màu mỡ nhẵn nhụi. |
Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả qua mùi đất
Mùi đất | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng của đất mùn trên núi đá. | Các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ. |
Phân biệt căn cứ vào hoạt chất và kiểm định
Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau.
Hoạt chất và kiểm định | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Đại diện chính của Sâm Ngọc Linh là Ginsenoside – Rb1, Ginsenosid – Rg1, Ginsenosid – Rd, majonosid -R1. Đặc biệt Majonosid-R2 (M-R2) chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh. | Sâm giả vẫn có thành phần GR2, G-RB1, G-Rg1 tương tự như sâm Ngọc Linh (vì là một chi của sâm ngọc linh) nhưng tỉ lệ rất thấp. Trong sâm giả hoàn toàn không tìm thấy M-R2 |
Cách nhận biết sâm Ngọc Linh thật và giả qua giá cả
Sâm Ngọc Linh tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm. Các điểm nuôi trồng Sâm Ngọc Linh chủ yếu là bảo quản nguồn gen để tiếp tục nhân giống sâm. Bởi vậy sâm Ngọc Linh có giá thành cao và chỉ được bán tại các cơ sở uy tín, có chứng nhận đầy đủ.
Nhìn chung, mang tính chất tham khảo, giá sâm Ngọc Linh dao động như sau:
Đối với sâm tươi tự nhiên: 80 – 150 triệu/kg cho củ nhỏ (loại 20 củ/kg), 100 – 200 triệu/kg cho các củ lớn có hình dáng đẹp (4 – 5 củ/kg) và trên 200 triệu (hàng hiếm 3 củ). Những củ vừa có dáng đẹp vừa có tuổi đời lâu thì mức giá có thể lên tới hàng tỷ đồng.
Lá sâm: Lá sâm có mức giá ổn hơn rất nhiều, chỉ 5 – 10 triệu/kg lá tươi.
Trong khi sâm Ngọc Linh giả được bày bán tràn lan và giá nào cũng có thể mua được.
Địa chỉ cung cấp sâm Ngọc Linh uy tín
Nhà hàng 37A Hùng Vương là địa chỉ uy tín trưng bày, cung cấp Sâm Ngọc Linh chất lượng đảm bảo, có kiểm định rõ ràng trên từng sản phẩm. Sâm Ngọc Linh tại 37A Hùng Vương 100% nguồn gốc thiên nhiên từ vùng núi Kon Tum – Tây Nguyên, thuộc dòng quý hiếm từ 40 năm tuổi trở lên, thậm chí có củ sâm quý nặng tới 1,5kg trên 100 tuổi.
Đến với nhà hàng 37A Hùng Vương, quý khách không chỉ được chiêm ngưỡng, trải nghiệm những bình rượu sâm quý, thưởng thức trà ướp sâm Ngọc Linh và những món tiềm hầm kết hợp với sâm Ngọc Linh bổ dưỡng; mà bên cạnh đó còn có cơ hội chia sẻ những câu chuyện về Sâm Ngọc Linh – loại sâm tốt nhất thế giới cùng những người am hiểu, có niềm đam mê đối với “Quốc bảo Việt Nam”.